Tôi xin chia sẻ vài suy tư về sự khác biệt giữa cách mạng và canh tân,[2] xét như là tiến trình lịch sử, qua những quy chiếu lịch sử và lý thuyết. Đặc biệt, tôi chú ý đến mối quan hệ và ảnh hưởng của chúng trên Giáo Hội. Nền tảng của suy tư này dựa trên phương pháp sử học Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Mặc dầu được huấn luyện để làm sử gia về Giáo Hội Trung Cổ, tôi phải đương đầu rất nhiều về hai tiến trình lịch sử này trong suốt nhiều năm dạy học và viết lách.
Qua nhiều cách thức khác nhau, canh tân và cách mạng đều là các thuật ngữ mô tả hệ quả những sự kiện của quá khứ mà chúng ta gọi là lịch sử. Cả hai diễn tả sự thay đổi đầy ý nghĩa về những biến động lịch sử lớn lao để đáp trả cho các cơn khủng hoảng nghiêm trọng với nhiều hệ quả khôn lường. Sự khác biệt của chúng nằm ở bản chất của việc đáp trả và thực tại của những thay đổi này.
CÁCH MẠNG
Có một điển tích về cách mạng Pháp minh họa cho nhu cầu mô tả biến động lịch sử cách chính xác. Vào ngày 14/7/1789, vua Louis XVI chất vấn cận thần: “Có một cuộc nổi dậy sao?” Le Duc de Liancourt trả lời: “Không phải, thưa điện hạ. Nó là một cuộc cách mạng!” [3] Câu chuyện nhỏ này cho thấy nổi dậy có thể là một phần nhưng chưa đạt đến mức trọn vẹn của cách mạng. Có những tình huống hoặc kết quả mang tính biến động như nổi dậy hoặc thiết lập chính phủ mới, nhưng không nhất thiết là cách mạng, hiểu theo nghĩa hẹp.
Các định nghĩa từ nguyên của ‘cách mạng’ diễn tả sự lật đổ thể chế cách bất ngờ và bạo lực, chuyển giao quyền bính và sụp đổ trật tự kinh tế-chính trị. Bạo lực thường mang hình thức chống phá cách mạng hoặc chiến tranh trong và ngoài nước. [4] Các thay đổi trong văn hóa, văn minh và bách hại tôn giáo đặc trưng cho tiến trình này. Thuật ngữ ‘cách mạng’ cũng có thể được dùng cho những thay đổi lớn trong khoa học, nông nghiệp, công nghiệp, kỹ thuật, tư tưởng và văn hóa. Có những biến đổi cách mạng rất lớn lao nhưng lại tiến triển từ từ trong trường hợp của công nghiệp và văn hóa. Alexis de Tocqueville đã gọi nó là ‘cách mạng tiệm tiến’. [5]
Các học giả Maxít đã đóng góp rất lớn cho lý thuyết về cách mạng. Có lẽ khía cạnh táo bạo nhất của trường phái này là việc chú ý đến yếu tố kinh tế và chấp nhận sự phong phú của các hình thái cách mạng.[6] Nhiều sử gia Tây Phương hiện nay cho rằng phân tích Maxít đang bị thay thế bởi các triết thuyết mới và đã lỗi thời bởi vì nó dựa trên thuyết tất định cũng như những dữ kiện lịch sử hiển nhiên. Cả hai điều này đều giả định những kiến thức mà chúng ta không có cũng như cuộc đấu tranh giai cấp, một yếu tố trong muôn vàn điều làm nên tiến trình cách mạng. Các sử gia này đề nghị các mẫu thức kinh nghiệm lịch sử và hầu hết chúng không chuẩn nhận cho lý thuyết về sự tái diễn lịch sử.
Bắt đầu từ thời của Marx, các học giả đã sáng tạo rất nhiều lời giải thích và cấu trúc về kiểu mẫu, lý thuyết của cách mạng. [7] Vào cuối thế kỷ 20, sử gia sử dụng các thuật ngữ tâm lý như rối loạn chức năng và não trạng để giải thích nguyên nhân cũng như động lực đằng sau các cuộc nổi dậy trong chính phủ hoặc xã hội. Thậm chí hình ảnh kẹt xe cũng được dùng để tìm hiểu các hành vi bất ngờ, đôi khi vô lý có liên quan đến động lực cách mạng.
Tôi ý thức việc sử dụng cách giới hạn thuật ngữ cách mạng, tuy nhiên các thực hành thông dụng lại thường hay gán hạn từ này cho bất cứ thay đổi nào. Đối với sử gia, thực tại cách mạng đích thực tương đối hiếm hoi trong lịch sử nhân sinh. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng thuật ngữ này chỉ áp dụng cách đúng đắn tới sự biến đổi hoàn toàn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội trong xã hội đương đại. Chẳng hạn, Pháp vào năm 1789, Nga (1917), Trung Quốc (1949), Việt Nam (1975) và Iran (1979). [8] Thuật ngữ cách mạng cũng mô tả chính xác các cuộc thay đổi về nông nghiệp, khoa học, công nghiệp ở Châu Âu. Nó cũng được áp dụng vào những biến đổi lớn trong tư tưởng và văn hóa cũng như kỹ thuật hoặc toàn cầu hóa trong thời gian gần đây.
Kiến thức học thuật của tôi về cách mạng thuộc về trường phái Annales trong lãnh vực sử học, xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ 20. [9] Danh hiệu Annales đến từ tạp chí Annales d’histoire économique et sociale do sử gia hàng đầu của trường phái này đồng sáng lập, Lucien Febvre and Marc Bloch vào năm 1929. Họ tách biệt bản thân ra khỏi phương pháp phân tích giai cấp của sử học Marxít. Trường phái Annales loại bỏ sự nhấn mạnh quá đáng của chính trị, ngoại giao và chiến tranh mà sử gia của thế kỷ 19 và đầu 20 thường sử dụng. Thay vào đó, họ đề nghị nghiên cứu những yếu tố lâu đời đang tiềm ẩn dưới cấu trúc lịch sử (la longue durée) hơn là các biến cố thay đổi chính trị chóng qua. [10] Họ phân biệt tính liên tục qua dòng lịch sử, đặc biệt các phát triển xã hội và kinh tế. Các học giả Annales gọi vị trí địa lý, xã hội, văn hóa là não trạng. Các yếu tố này cùng với nhân sinh quan và tâm lý của quần chúng đóng vai trò thiết yếu cho dự đoán của sử gia.
Francois Furet đã thành công ngoạn mục khi áp dụng quan điểm Annales vào cách mạng Pháp. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là lý thuyết về giáo lý cách mạng. [11] Ông vượt ra ngoài quan điểm Annales để nghiên cứu lại nguồn gốc chính trị của cách mạng Pháp. Ông ca ngợi công trình của các sử gia Anh và Mỹ, một điều bất thường tại Pháp vào lúc đó. [12] Tôi đã gặp ông tại đại học Chicago khi đang nói chuyện ở đó vào những năm 80.
Trong lúc không một trường phái nào có thể giải thích tính phức tạp của lịch sử nhân sinh, nhóm Annales đề nghị một lối nhìn rất hấp dẫn sử gia. Quan điểm này cho rằng cách mạng chuẩn nhận tính liên tục cũng như sự thay đổi của thế giới nhân sinh. Các yếu tố thường hằng như cấu trúc cũng như não trạng như văn hóa và tôn giáo rất quan trọng, nếu không nói là vượt qua những thay đổi chóng qua trên bề mặt.
Hình ảnh sân khấu minh họa sự khác biệt giữa chiều kích lâu bền của lịch sử và những sự kiện tương đối hiếm hoi mà người ta gọi là cách mạng. Xin trích dẫn lời của một nhà thơ và viết kịch của Anh quốc William Shakespeare:
Toàn thể thế giới là sân khấu. Tất cả mọi người chỉ là diễn viên. Họ hiện hữu và xuất hiện. Một người lại có thể xuất hiện trong nhiều phân cảnh…[13]
Hình ảnh về lịch sử nhân loại cho thấy một chuỗi những vở kịch dài ngắn khác nhau trên sân khấu. Các diễn viên đảm nhận nhiều phần khác biệt trong vở kịch nhưng trên cùng một sân khấu. Rất ít khi người ta thay đổi sân khấu. Sự khai mở câu chuyện nhân sinh trên sân khấu có liên hệ tới la longue durée trong lúc sự thay đổi của sân khấu lại chính là cách mạng. Mặc dù rất hệ quả của nó rất quan trọng, cách mạng không thể hoàn toàn xóa bỏ sự liên tục khai mở của câu chuyện nhân sinh. Vở kịch và diễn viên với nền văn hóa cũng như não trạng tôn giáo vững bền của họ vẫn tiếp tục trên nền sân khấu mới.
Mặc dù không có sự giải thích tương đồng nào hoàn toàn thỏa đáng, hình ảnh này đề nghị một kết nối thiết yếu giữa tính năng động lịch sử của tính liên tục và sự thay đổi. Rõ ràng, cách mạng và biến động thay đổi lịch sử cũng như cuộc sống nhân sinh. Tuy nhiên, sử gia Tây Phương đã chú trọng quá lâu trên sự thay đổi này đến nỗi quên mất tầm quan trọng của tính liên tục. Tính bền vững và liên tục của những giá trị văn hóa-tôn giáo không thể bị xóa bỏ bởi chính phủ hoặc các nhà cách mạng. Owen Chadwick đã lưu ý rằng nhà cách mạng có thể chặt đầu nhà vua và tuyên bố một kỷ nguyên mới nhưng sau khi mọi sự đã được ổn định, cái gọi là mới lại mang dáng dấp của cái cũ. [14] Plus ça change!
Một tiến trình lịch sử khác, canh tân, sẽ cung cấp cho chúng ta một chọn lựa thay thế cho cách mạng. Tôi đồng ý với các sử gia của Giáo Hội rằng tôn giáo và Giáo Hội thường chịu đau khổ dưới bàn tay của các nhà cách mạng. Tôi cho rằng canh tân là những nỗ lực cách mạng lâu dài được khai sinh bởi những giá trị tôn giáo và đạo đức của tín hữu nhằm đáp trả cho khủng hoảng mặc dù nó có thể áp dụng vào các thể chế cũng như xã hội trần thế. Không như cách mạng, canh tân là hình thức biến đổi đặc sắc mà thông thường không cần đến vũ lực. Không như những nhà cách mạng tìm cách hủy diệt và thay thế ‘sân khấu’ của lịch sử tôn giáo nhân sinh, các nhà canh tân tìm cách xây dựng nó. Việc tái xây dựng này mang tính cơ chế cũng như cá nhân. Chúng ta sẽ khảo sát việc canh tân dưới quan điểm Kitô giáo.
CANH TÂN
Canh tân có vai trò quan trọng ngay từ nguồn gốc của truyền thống Kitô giáo. [15] Lời mời gọi hoán cải trong sứ vụ giảng dạy của Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu đã nhắm đến ý tưởng canh tân. Việc canh tân Kitô giáo làm sống động các công đồng từ Nicéa cho đến Calcedonia, Laterian IV, Constance, Trento, Vatican I và II. Canh tân Kitô giáo thúc đẩy các phong trào tu trì từ Biển Đức cho đến Phan Sinh, Đaminh và Dòng Tên. Canh tân đưa dẫn cá nhân vào nẻo đường thánh thiện mà Phaxicô Assisi là một trong những vị thánh đã đổi mới cũng gợi hứng cho nhiều người làm theo.
Học giả người Đức, Gerhart Ladner, đã khám phá ra gốc rể của ý tưởng canh tân từ tư tưởng của thánh Phaolô, các giáo phụ và tác giả Trung Cổ. Ông định nghĩa như sau:
… ý tưởng về nỗ lực tự do, chủ ý, toàn hảo, đa diện, liên tục và lập đi lập lại bởi con người nhằm tái khẳng định và tăng cường những giá trị tiền hữu trong phức hợp tinh thần và vật chất của thế giới.[16]
Ladner cho rằng ý tưởng về canh tân này diễn tả một hiện tượng hoàn toàn Kitô giáo trong nguồn gốc và sự phát triển của nó. Đối với ông, Kitô giáo là một kết quả của một chuỗi những khởi đầu. [17] Quan điểm này vang vọng ý tưởng của Bêđa Khả Kính về “mỗi ngày Giáo Hội lại sinh hạ Giáo Hội.” [18]
Với chủ ý của buổi nói chuyện, tôi sẽ thích ứng quan điểm Ladner về canh tân vào một thuật ngữ giản dị: “nỗ lực tái khẳng định và tăng cường các giá trị tiền hữu.” Mặc dù cách hiểu này có thể được áp dụng vào nhiều chiều kích xã hội sâu rộng, tôi dùng ý tưởng canh tân theo nghĩa tôn giáo. Đối với cộng đoàn tín hữu (ecclesia) và đối với từng Kitô hữu (fidelis), tiến trình này là sự hoán cải thường xuyên (renovatio và reformatio). Canh tân đưa đến novitas vitae.
Trong lúc Ladner ý thức rất rõ rệt về bối cảnh mà cuộc canh tân khai mở, tôi tin rằng công trình của các học giả Anh quốc như Janet Nelson đã chiếu soi một ánh sáng mới vào bối cảnh đó. [19] Nelson mặc nhiên nhìn nhận định nghĩa của Ladner nhưng sẽ giải thích xa hơn động lực canh tân Trung Cổ vào thời thánh Phanxicô Assisi. Mặc dù gán cho các yếu tố xã hội việc sản sinh sơ khai phong trào canh tân tôn giáo, bà luôn ý thức về tầm quan trọng của giáo lý trong sự hình thành hệ thống đức tin. Bà khẳng định:
… ngay cả trường hợp của những tôn giáo phổ quát được thiết lập và tổ chức chặt chẽ như Kitô giáo Trung Cổ, với năng lực và khuynh hướng nội tại nhắm đến việc tiến hóa bên trong, các thay đổi chính yếu được thiết định biến chuyển nhờ bởi nhiều yếu tố thúc đẩy của xã hội xung quanh nó. [20]
Nelson giả định một cách đáp trả cho những khủng hoảng về việc an cư lập nghiệp, sự sụp đổ chính trị và bất ổn xã hội (x. Durkheim) khi hệ thống đức tin không còn thích ứng cũng như giải thích được kinh nghiệm cá nhân về những biến động để mang lại bình an tâm trí. Cơn khủng hoảng này có thể là hệ quả của cuộc cách mạng trong trật tự chính trị xã hội. Lời đáp trả mang tính tâm lý và đạo đức của cá nhân hoặc nhóm người nào đó trước khủng hoảng này sẽ mang hai khía cạnh: tái sáng tạo lại trong truyền thống – tái khẳng định và tăng cường các giá trị tiền hữu; hoặc chọn lựa nẻo đường lạc giáo hay hệ thống giá trị mới. Chắc chắn là khá liều lĩnh khi đơn giản hóa bằng việc lý luận như vậy nhưng nó lại hàm ý những áp dụng khá hữu ích. Canh tân xuất hiện như là đáp trả cho những khủng hoảng cá nhân cũng như cơ chế đạt tới đỉnh điểm nơi các biến động xã hội nhân sinh.
Đối với Kitô hữu Công Giáo Rôma thì những giá trị này là gì? Chắc chắn cụm từ ‘Thánh Kinh và Thánh Truyền’ sẽ là điều thiết yếu cho hệ thống giá trị Công Giáo. Tái khẳng định và tái công bố Lời Thần Hứng cũng như giáo huấn đức tin của các giáo phụ hoặc khai mở huấn quyền chính là cốt lõi của mọi hình thức canh tân Kitô giáo. Không có bất cứ bảo đảm nào cho việc áp dụng tinh thần canh tân cá nhân và cơ chế đó sẽ thành công mà lại vắng bóng hoán cải.
Tôi cho rằng canh tân có giá trị hơn cách mạng bởi vì những hệ quả tích cực của nó như tự do, tiến hóa, nỗ lực lâu bền (theo ý nghĩa của trường phái Annales) sẽ phát triển mà thông thường không cần đến vũ lực. Nhiều học giả cho thấy sự chia cắt Kitô giáo trong thời Cải Cách vào thế kỷ 16 bị đánh dấu bởi các cuộc chiến tranh và tàn sát tàn khốc. Mặc dù nhìn nhận thảm kịch của các xung đột này trong thế kỷ của những nỗ lực canh tân, tôi cho rằng các cuộc chiến đó là kết quả của nhiều nhà lãnh đạo dân sự tìm cách chính trị hóa cũng như tuyên truyền động lực canh tân. Hơn nữa, tôi không xem Cải Cách là cuộc cách mạng mà anh em Thệ Phản nổi loạn chống lại ách thống trị Công Giáo Rôma như nhiều học giả đã từng nói như thế.[21]
Quan điểm này sẽ giảm trừ phong trào canh tân xuống mức độ đấu tranh giai cấp. Luôn luôn có những chứng cứ về tính liên tục lâu bền vượt trên sự đứt đoạn. Một học giả đã khẳng định rất chính xác rằng, hệ quả đích thực của Cải Cách là việc xây dựng lại Giáo Hội. [22]
Ý tưởng canh tân như là việc xây dựng Giáo Hội vang vọng truyền thống Phan Sinh. Sau khi nghe tiếng nói từ thánh giá San Damiano, Phanxicô Assisi đã hiểu sứ mạng của ngài là trở thành người canh tân đầu tiên qua việc hoán cải cá nhân. Mặc dầu lúc đầu tiên không có ý định canh tân Giáo Hội, ngài lại trở nên đấng sáng lập một phong trào canh tân tôn giáo. Nỗ lực canh tân của ngài đã tái khẳng định và tăng cường giá trị cốt yếu của Thánh Kinh và Thánh Truyền vào lúc Giáo Hội cũng như xã hội khủng hoảng. Như Celanô đã nói, Phanxicô tìm kiếm ‘sự mới mẻ thánh thiêng,’ cuộc tìm kiếm mà những người khác sẽ tham gia cùng với ngài. Phong trào Phan Sinh được ca ngợi như là renovatio như được diễn tả trong thành ngữ “novus ordo, nova vita, mundo surgit inaudita.”[23]
Lộ trình canh tân mà Phanxicô đã thiết lập xảy ra đồng thời với chương trình đổi mới của đức giáo hoàng Inocente và công đồng Laterano IV. Tuy nhiên, Ladner mô tả Phanxicô và đức giáo hoàng Gregory VII là “hai khuôn mặt vĩ đại và hoàn thiện nhất của cuộc Canh Tân Trung Cổ.”[24] Cuộc canh tân của Đức Gregory vào thế kỷ 11 và phong trào Phan Sinh của thế kỷ 13 bổ túc cho nhau như là việc xây dựng Giáo Hội trong tư cách thể chế cũng như cá nhân.
Có cách hiểu nào để phong trào canh tân cũng như các vị lãnh đạo của nó thực sự là nhà cách mạng không? Nhiều học giả cho rằng Gregory VII đã gợi hứng cho cách mạng. [25] Một chuyên viên người Mỹ về Trung Cổ, Caroline Walker Bynum, đã mô tả Phanxicô như là nhà cách mạng qua ngôn từ sau:
Mẫu gương và lời nói của ngài hoàn toàn đồng nhất với nhau: ngài hoán cải theo như điều ngài rao giảng. Trong Phanxicô, như các tác giả truyện ký đã mô tả và như ngài nghĩ về bản thân, con người làm cách mạng chống lại thế giới cũng chính là khuôn mẫu cho thế giới. [26]
Bynum rất ngưỡng mộ đặc sủng của Phanxicô nhưng cảm thức về tính cách mạng có thể dẫn đến sai lầm. Tôi tin rằng bà đang nhắc đến Di Chúc mà Phanxicô khẳng định trong đó rằng ngài đã lìa bỏ thế giới. Theo nghĩa này, Bynum xem việc Phanxicô hoán cải như là khuôn mẫu canh tân cho người khác. Tôi ủng hộ quan điểm của Ladner khi nói rằng Gregory VII và Phanxicô rất triệt để và tận căn. Tuy vậy, cả Đức Giáo Hoàng và thánh nhân đều trung tín với truyền thống và quyền bính của Giáo Hội trong việc xây dựng cũng như canh tân con người lẫn cộng đoàn. [27]
KẾT LUẬN
Chương trình của Vatican II chính là nỗ lực canh tân của Giáo Hội trong thời đại chúng ta. Đức Gioan XXIII đã gọi lịch sử là ‘thầy dậy cuộc sống’ trong diễn văn khai mạc vào ngày 11/10/1962. [28] Ngài tuyên bố:
Giáo Hội nói với gia đình nhân loại, những ai bị áp bức bởi muôn vàn khó khăn, như thánh Phêrô đã nói với người nghèo đang xin ngài của bố thí, “Tôi không có vàng cũng chẳng có bạc nhưng tôi có một điều để trao tặng anh. Nhân danh Đức Giêsu Kitô Nazareth, anh hãy chỗi dậy và bước đi.”[29]
Qua những lời đó, chúng ta nghe thấy tiếng gọi canh tân từ lịch sử hiện tại. Nó mời gọi mang cuộc sống mới vào giữa cơn khủng hoảng, không chỉ cho Giáo Hội nhưng là cho cả thế giới.
Tôi đề nghị những kết luận tạm thời như sau:
- Ý tưởng cách mạng và canh tân tiếp tục ảnh hưởng cách hiểu của chúng ta trên lịch sử.
- Quan điểm lịch sử phải bao gồm sự phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn với sự xem xét cách thích hợp về tính liên tục và đổi thay.
- Canh tân liên quan đến những biến đổi nhưng nó ít bạo lực và thường có ảnh hưởng lâu dài hơn cách mạng.
- Nền tảng Kitô giáo của canh tân là nỗ lực tái khẳng định và tăng cường các giá trị tiền hữu ngang qua sự hoán cải cá nhân và cơ chế.
- Trong cơn khủng hoảng của thời hậu hiện đại, người ta cần đến việc canh tân và hoán cải thường xuyên. Khi kêu gọi sứ vụ tái Phúc Âm Hóa, Đức Biển Đức XVI đang nói trong tư cách là nhà canh tân đích thực.
Ken Capalbo, O.F.M. [1]
Phó Đức Giang chuyển ngữ
Trích nguồn: http://dongducba.net
[1] Linh mục Ken Capalbo sinh năm 1957 tại Mỹ và là chuyên viên về lịch sử Giáo Hội Trung Cổ. Ngài có bằng tiến sĩ văn chương và cao học giáo sử. Hiện nay cha Ken đang tham gia giảng dạy thần học tại Mỹ và Việt Nam. Bài nói chuyện sau đây được trình bày trong cuộc hội thảo nhân ngày lễ chân phước Dons Scottus vào ngày 12/11/2011 tại Học Viện Phanxicô Thủ Đức cho sinh viên triết học và thần học. Bản văn gốc của bài nói chuyện này bằng Anh ngữ. Vì thế, các chú thích sẽ giữ nguyên gốc để trung thành với tư tưởng của tác giả.
[2] The word revolution (Latin revolutio) appears in the work of Copernicus, De revolutionibus orbium coelestium (On the Revolutions of the Heavenly Spheres) 1543 – a cornerstone of the Scientific Revolution – in which revolution connotes movement full circle. Using this original meaning of revolution, a long term historical process of revolutionary change returns to a starting point; e.g., the fall and eventual restoration of the Bourbon monarchy in 1815 after twenty-five years of revolution in France. The promise of revolution in history can result in greater tyranny and poverty; e.g., Stalin was arguably more brutal than any Czar. The word reform (Latin reformare) is rooted in the Christian tradition of repentance and conversion; in other words, a change to improve.
[3] Le Roi: “Mais, c’est une révolte ?” Le Duc: “Non Sire, c’est une révolution !”
[4] The motto of the French Revolution, in full, is rendered: Liberté, égalité, fraternité, ou la mort!
[5] Roger Boesche, Tocqueville’s Road Map: Methodology, Liberalism, Revolution, and Despotism 2006
[6] For a stimulating consideration of Marx, consult Sir Owen Chadwick, The Secularization of the European Mind in the Nineteenth Century 1975
[7] Jack Goldstone, “Towards a Fourth Generation of Revolutionary Theory,” Annual Review of Political Science 4, 2001:139-187. This survey of historians, economists, sociologists, and political scientists is especially valuable. I would also highlight Crane Brinton, The Anatomy of Revolution 1965; William Doyle, Origins of the French Revolution 1988; Alfred Cobban, The Social Interpretation of the French Revolution 1999; François Furet. Penser la Révolution française 1978; and Theda Skocpol, States and Social Revolutions: A Comparative Analysis of France, Russia, and China, 1979. Skocpol represents something of a revised Marxist outlook against which Cobban and Furet argue for a “revisionist” critique of the Marxist school.
[8] Some events, such as the American Revolution of 1776, may not fully qualify as true revolutions. The situation in the US may have been more properly an insurrection and civil war within the British Empire. The English Civil War of the 17th century may actually have been a revolution.
[9] For a reliable introduction, consult Peter Burke, The French Historical Revolution: The Annales School 1990
[10] L’histoire événementielle, “event-centered history”— the short-term run of events rather than the long haul.
[11] Furet coined this term to describe the Marxist and neo-Marxist account of France’s revolution as the model and forerunner of bourgeois revolutions everywhere, based on an interpretation of the years 1789-1794 as the classic instance of class conflict.; cf. Furet, Penser
[12] For example, Sir Owen Chadwick, The Popes and the European Revolution 1981, and Secularization; also Cobban, Social Interpretation
[13] William Shakespeare, As You Like It
[14] Chadwick, Secularization, final chapter; in this book Chadwick includes an engraving of a speaker exhorting a group from the pulpit of a church in Paris. This engraving actually depicts a meeting of a Communist Club. The not-so-hidden agenda of a surrogate religion is imaged.
[15] For a recent survey, see Christopher Bellitto, Renewing Christianity: A History of Church Reform from Day One to Vatican II 2002; I rely on the magisterial work of Gerhart Ladner, The Idea of Reform: Its Impact on Christian Thought and Action in the Age of the Fathers 2004; and his “Reformatio,” in Ecumenical Dialogue at Harvard, 1964. As well as “Terms and Ideas of Renewal,” in Renaissance and Renewal in the Twelfth Century 1982, which treat the reform impetus of the Middle Ages.
[16] Ladner, Idea, 35
[17] Ibid.
[18] Patrologia cursus completus: Series Latina ed. Migne, 93: 166d
[19] Janet Nelson, “Society, Theodicy, and the Origins of Heresy: Towards a Reassessment of the Medieval Evidence,” Studies in Church History 9, 1972: 65-77
[20] Nelson, ‘Society,” 77; at the time of St. Francis urbanization and trade led to the rise of a new social stratum of the poor and a new misery for the ordinary believer; cf. Michael Cusato, O.F.M. “Alms-Asking and Alms-Giving as Social Commentary and Social Remedy,” in The Rule of the Friars Minor: Historical Perspectives, Lived Realities Spirit and Life 14 2010: 59-80
[21] Harold Berman, Law and Revolution: The Formation of the Western Legal Tradition 1983
[22] Euan Cameron, The European Reformation 1991; also essential for uncovering the medieval roots of the sixteenth-century Reformation is Steven Ozment, The Age of Reform 1250-1550 An Intellectual and Religious History of Late Medieval and Reformation Europe 1980; Ozment is attentive to continuity from medieval to early modern.
[23] From a sequence of St. Francis ascribed to Celano, Analecta Franciscana 10, 402; cited in Beryl Smalley, “Ecclesiastical Attitudes to Novelty 1100-1250,” Studies in Church History 12, 1975 113-131, at 114.
[24] Ladner, “Reformatio,” 190
[25] Berman, Law and Revolution; Berman maintains that the Gregorian Reform was not only the first but the most radical and pervasive of Western revolutions. Far more compelling is I. S. Robinson, The Papacy 1073-1198 Continuity and Innovation 1990; see my “Clare and the Movement of Reform in the Thirteenth Century: Tradition and Innovation,” Clare Centenary Series VIII, 1996 85-96, at 86-88
[26] Caroline Walker Bynum, Jesus as Mother 1982, 106.
[27] David D’Avray, “Papal Authority and Religious Sentiment in the Late Middle Ages,” Studies in Church History Subsidia 9, 1991 393-408
[28] John XXIII. “Opening Address of the Second Vatican Council.” English translation in Jared Wicks, S.J., Doing Theology 2009 141-151 at 144
[29] Ibid., 148-149