Câu kinh cầu ca tụng: Đức Bà như lâu đài Đa-Vít vậy! muốn diễn tả nói cung lòng Đức Mẹ Maria đã cưu mang sinh hạ Chúa Giêsu cũng tựa như hoàng cung Vua Đavid ngày xưa là tổ tiên của Chúa Giêsu trên trần gian.
1. Đa-vít Được Tuyển Chọn Làm Vua Dân Israel
Vào thời xa xưa bên Israel, các vị vua có vai trò vị trí rất nổi bật quan trọng. vua là cha của dân tộc, nên số phận dân tộc tùy thuộc vào nhà vua.
Nếu một vị vua cai trị dân với đức tính công bình chính trực, với nghệ thuật cao điều hành chính trị và có lòng đạo đức, cung cách của vua đó thuyế phục mang lại lòng tin tưởng nơi người dân. và có thể nói nói được mọi sự việc diễn xảy ra tốt đẹp. Từ căn bản được dân chúng tin tưởng, họ cho rằng vị vua đó được thiên chúa tuyển chọn. Vai trò vị trí khác thường của vua thể hiện ở chỗ nữa, vua đứng là vị đại diện thiên chúa trước toàn dân , và ngược lại vua đại diện cho dân trước Thiên chúa. Chính vì thế vua giữ vai trò lớn lao cho dân. Trong các vị vua israel của thời kinh thánh cựu ước vua Đa-vít là vị vua có bao gồm những đặc điểm đó. Nơi kinh thánh cựu và tân ước không có tên vua nào được viết nói nhắc đến nhiều như vua Đavid với 889 lần.
2. Triều Đại Vua Đa-vít Trong Kinh Thánh
Đa-vít – theo tiếng do thái có ý nghĩa người được yêu mến – mở mắt chào đời vào năm 1034 trước Chúa giáng sinh ở Bethlehem. Ông là người con thứ tám cũng con trai út trong gia đình Isai thuộc chi tộc Juda. Ông qua đời năm 971 trước chúa giáng sinh ở Giêrusalem. Ông làm Vua cai trị Israel từ năm 1004 đến 971 v.c.
Đavid theo theo sách 1. và 2. Samuel, sách 1. các Vua và sách 1. biên niên sử của Kinh Thánh Cựu Ước, là Vua của chi tộc Giuda và là người kế các vị vua Sa-un. Vua Đa-vít sống vào năm 1000. trước chúa giáng sinh , ông cũng đồng thời là tác giả của nhiều thánh vịnh. Vào thời trước Đa-vít các ngôn sứ tuyển chọn những người có uy tín làm trưởng tộc cai trị dân Israel. nhưng với Đavid thì khác, ông là người được tuyển chọn cai trị làm vua cai trị dân và được Thiên chúa kêu gọi cho công việc loan truyền đức tin của dân Israel vào thiên chúa, đấng đồng hành ở giữa con người. (1. samuel 16, 1-13).
Thiên chúa sai ngôn sứ Samuel đi tìm tấn phong Đavid làm vua chăn dắt dân Israel theo tôn chỉ: „ đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm. người phàm chỉ thất điều mắt thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng. „ (1.samuel 16,7). Theo tôn chỉ này, người được kêu gọi tuyển chọn toàn thể bản chất của họ. Thiên Chúa kêu gọi chấp nhận mặt sáng cũng như bóng tối, khả năng cũng như những mặt trái tận sâu thẳm nơi họ. Theo tôn chỉ Thiên Chúa đã qua ngôn sứ Samuel tuyển chọn xức dầu phong Đa-vít làm vua cho dân Israel.
3. Vua Đavid Và Chúa Giêsu
Trong gia phả chúa giêsu do thánnh sử Mattheo viết thuật lại Chúa Giêsu Kitô có liên quan dòng máu là con cháu thuộc dòng dõi vua Đavid.( mattheo 1, 1-17)
Cây gia phả chia là ba khúc thời kỳ:thời kỳ thứ nhất từ tổ Abraham đến vua Đa-vít có 14 đời, thời kỳ thứ hai từ vua salomon đến thời bị lưu đày sang Babylon với 14 đời, và thời kỳ thứ ba từ sau thời lưu đầy đến chúa giêsu kito sinh ra có 14 đời.
Con số 14 là một con số tượng trưng suy ra từ tên Vua Đavid theo nguyên ngữ do thái – theo nguyên ngữ tiếng do thái những vần chữ tên Đa-vít hợp chung lại thành số 14 : d=4, w = 6 và d=4.
Và dựa theo tên Vua Đa-vít, tổ tiên của Chúa Giêsu, nên gia phả cũng chia làm ba giai đoạn. ba giai đoạn với ba lần 14 thế hệ trong lịch sử từ gốc rễ Abraham và vua Đavid đến Chúa Giêsu là cung ngai vĩnh cửu.
Nói đến Đa-vít, như Kinh Thánh thuật lại nhớ đến một người trai trẻ thanh niên cân chiên cừu nhưng đã chiến thắng goliath bằng mưu kế bắn dùng chiếc nỏ dây bắn viên đá giết chết Goliath dũng mãnh có gươm giáo (1.samuel 17, 40-54). Từ đó trong dân gian trở thành huyền thoại“ Đa-vít chiến đấu chống Goliath“ muốn nói thế kẻ yếu bé nhỏ chiến đấu với kẻ dũng mạnh to lớn.
Đa-vít là vị vua có thiên tài khả năng không chỉ về cách thức cai trị dân, nhưng ông còn là người có tâm hồn nếp sống đạo đức kính sợ Giavê Thiên Chúa nữa, nên ông đã sáng tác nhiều bài thánh vịnh ca tụng thiên chúa đầy âm điệu thi ca cùng rất giầu hình ảnh. ngày nay trong Kinh Thánh cựu ước có 150 thánh vịnh cho là do Vua Đa-vít viết sáng tác. Và Vua Đa-vít cũng được nhìn nhận là người yêu thích cùng có khả năng âm nhạc. vì thế trong nghệ thuật ông được vẽ khắc tượng đang chơi đàn lục huyền cầm (harpe) Vua Đa-vít cũng được tôn kính là vị thánh trong dân gian. trong nếp sống giáo hội công giáo ngày 29.12. hằng năm là ngày kính nhớ vua Thánh Đa-vít.
Câu kinh cầu ca tụng: Đức Bà như lâu đài Đa-vít vậy! muốn diễn tả nói cung lòng Đức Mẹ Maria đã cưu mang sinh hạ Chúa Giêsu cũng tựa như hoàng cung Vua Đa-vít ngày xưa là tổ tiên của Chúa Giêsu trên trần gian.
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Trích nguồn: vietcatholic.net