Học Tiếng Hy Lạp Để Đọc Tân Ước

“Tôi mà là linh mục, thì tôi đã học tiếng Hipri và tiếng Hylạp để có thể đọc lời Thiên Chúa dưới hình thức Người đã đoái thương diễn tả trong ngôn ngữ nhân loại”.   Thánh Têrêsa thành Lisieux

Tiếng Hylạp dùng để chép Tân Ước không phải là tiếng Hy lạp nói tại Athen vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và các tác giả trong các thế kỷ sau vẫn tiếp tục dùng để chép sách. Các tác giả Tân Ước đã dùng tiếng “Kôine” nghĩa là tiếng Hy lạp phổ thông (kôine có nghĩa là phổ thông, thông thường), thường dùng trong toàn khu vực chung quanh Địa Trung Hải thời đó. Người ta đã tìm thấy tại Ai Cập rất nhiều tài liệu viết bằng tiếng Kôine trên giấy papyrus. Đây là những tài liệu liên quan đến đời sống hằng ngày như thư từ, sổ sách, hóa đơn, giấy chứng nhận v.v…

Các tác giả Tân Ước muốn truyền đạt sứ điệp cho quảng đại quần chúng nên cũng đã dùng thứ tiếng phổ thông đó. Tuy nhiên, tiếng Kôine trong Tân Ước còn có ít nhiều màu sắc của các ngôn ngữ Sêmít, bởi vì các tác giả hầu hết có tiếng mẹ đẻ là một tiếng Sêmít và chịu ảnh hưởng Bản 70 (LXX), tức là bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hy lạp.

Dĩ nhiên, vì có nhiều tác giả nên lối văn trong các sách Tân Ước cũng khác nhau. Xét về phương diện văn chương, viết hay nhất là tác giả thư Do Thái và Luca (Tin Mừng và Công vụ), “dở” nhất là sách Khải Huyền, ở giữa là các sách khác, theo những mức độ khác nhau….

Download-HỌC TIẾNG HY LẠP ĐỂ ĐỌC TÂN ƯỚC

 

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube