Truyền Giáo Học

Thần học đã phải suy xét lại về quá khứ và trù bị cho tương lai, nhằm góp phần vào trong sứ vụ chí thánh của Đức Kitô đã ký thác cho Giáo Hội, hiền thê của Ngài, ở giữa lòng lịch sử.

Sau Công Đồng Vaticano II, đã có nhiều sách viết về chủ đề này; tạp chí chuyên đề “Truyền Giáo” cũng đã thi nhau xuất hiện theo đà trăm hoa đua nở. Tiếp theo lời công đồng khẳng định rõ là Giáo Hội mang “bản chất truyền giáo”, thần học đã dốc lực minh giải để cố giúp cho thấy “bản chất” ấy là như thế nào.

Từ đó, đọc thấy nhiều tác phẩm bàn về  các đề tài liên quan đến truyền giáo, như: “rao giảng Tin Mừng”, “đối thoại liên tôn”, “hội nhập văn hóa”, “phát triển và truyền giáo”, v.v… Vấn đề là trong khi sách vở viết về truyền giáo ngày càng nhiều thì, ngược lại, số thừa sai – tức các nhà truyền giáo – ngày càng ít đi. Sứ vụ truyền giáo đã gặp phải khủng hoảng, cách riêng là vì hai lý do:

1) lý do lịch sử: vì công cuộc truyền giáo đã phần nào lính líu với phong trào đế quốc Tây Phương; do đó, khi các thuộc địa dành được độc lập, tự do, nhiều người từ chối làm việc truyền giáo, coi đó là việc làm của thực dân. Phía Tin Lành, World Missionary Conference (Bangkok 1972-73) đã yêu cầu tạm ngưng truyền giáo. Phía Công Giáo, nhà Truyền giáo học, Ludwig Ruetti, đã dùng và khai triển từ ngữ “shalom (hòa bình), thay cho truyền giáo”

2) lý do thần học (thần học về các tôn giáo): giáo lý cổ truyền dạy rằng bất cứ ai cố gắng sống theo lương tâm, làm lành lánh dữ thì đều có thể được cứu độ. Lập trường này được Vaticano II phê chuẩn (x. GH 16). Nhưng, trong thời hâụ công đồng, nhiều tác giả đã đi xa hơn, và đã phổ biến những giả thuyết về: “Kitô giáo vô danh”,“Giáo hội ẩn tàng và hiển hiện”, “Lịch sử cứu độ chung và riêng”, “Kitô học vũ trụ”,  “Hạt giống Ngôi Lời”, v.v…hoặc về hoạt động của Thần Khí các tôn giáo về đối thoại liên tôn, v.v… Nhiều thừa sai bối rối, không còn hiểu sứ vụ của mình là gì nữa; thần học làm như không còn dám giữ các lập trường cổ truyền về Đức Kitô, về sự việc Ngài là Đấng Cứu Độ phổ quát duy nhất. Tòa Thánh đã phải can thiệp qua việc công bố thông điệp Sứ Mệnh Đấng Cứu Độ (Redemptoris Missio 1990).

Vì thế, thần học đã phải suy xét lại về quá khứ và trù bị cho tương lai, nhằm góp phần vào trong sứ vụ chí thánh của Đức Kitô đã ký thác cho Giáo Hội, hiền thê của Ngài, ở giữa lòng lịch sử…….

Download-TRUYỀN GIÁO HỌC

Felipe Gómez, S.J

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube