Hồng Thủy – Vatican
Trong cơ quan lập pháp mới, các đại biểu của các đảng này chiếm đa số, trong khi những người bảo thủ, những người cách đây hai năm đã cố gắng ngăn chặn việc phi hạt nhân hóa, hiện thuộc nhóm thiểu số.
Về cuộc tranh luận tại quốc hội, Đức Hồng y Manuel Clemente, Thượng Phụ Lisbon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha, nói rằng các giám mục sẽ phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức mới cả bên ngoài Giáo hội, bởi vì đó là một “vấn đề nhân đạo và nhân bản liên quan đến mọi người.”
Một xã hội bảo vệ, chào đón và bao gồm tất cả sự sống con người
Đức Thượng phụ Lisbon nhấn mạnh rằng vấn đề hợp pháp hóa cái chết êm dịu không thể được xem xét cách hời hợt: “Cách hành động đúng đắn mà chúng ta phải thực hiện là ở bên cạnh những người đau khổ, nhờ đó, và nhờ vào việc sử dụng chăm sóc giảm đau, giai đoạn cuối đời của những người này có thể tích cực”. Do đó, ưu tiên hiện nay về xã hội đó là một xã hội “bảo vệ, chào đón và bao gồm” trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống con người, từ lúc thụ thai đến giai đoạn cuối đời.
“Một vụ giết người với sự đồng ý của nạn nhân vẫn là một vụ giết người”
Sự cần thiết thúc đẩy và giúp cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo và bệnh nan y có thể được chăm sóc giảm đau đã được các giám mục Bồ Đào Nha nhắc lại trong một tài liệu được công bố năm 2016, khi cuộc tranh luận về an tử tại nước này bắt đầu. Nó khẳng định rằng giá trị nội tại của sự sống con người “trong tất cả các giai đoạn và trong mọi tình huống” đâm rễ sâu không chỉ trong văn hóa Kitô giáo, “mà còn trong lý trí phổ quát”, đến nỗi Hiến pháp Bồ Đào Nha nói rõ rằng “nó bất khả xâm phạm.” Do đó, văn bản nhấn mạnh, tính bất khả xâm phạm của sự sống “không chấm dứt với sự đồng ý của chủ thể” và “một vụ giết người với sự đồng ý của nạn nhân vẫn là một vụ giết người”. (REI 06/02/2020)
Trích nguồn: https://www.vaticannews.va/