Những cơ hội thuận tiện cho việc giáo dục

Trong đời sống gia đình, có rất nhiều cơ hội để cha mẹ thực hiện việc giáo dục cho con cái cả về phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên. Chẳng hạn:

 

 

prayer.jpg

 

 

1/ Những bữa ăn:

Đây là dịp xảy ra hằng ngày. Cố gắng tổ chức để mọi người trong gia đình cùng ăn một lượt để tạo sự đoàn kết, hợp nhất trong gia đình. Nhắc con cái cám ơn Chúa, nhớ đến những người nghèo đói… Dạy con cách ăn uống, tập tinh thần nhường nhịn, nghĩ tới người khác. Hỏi han trao đổi với con về chuyện học hành, vui buồn trong ngày. Đừng khiển trách, la mắng con cái trong bữa ăn. Không mở máy truyền hình trong bữa ăn, để mọi người có thể trao đổi với nhau, thay vì dn mắt ln truyền hình m khơng ai để ý tới ai.

 


2/ Kinh sáng kinh tối

 

Buổi sáng nếu đọc kinh chung được thì tốt. Trong thực tế điều này khó thực hiện vì công việc làm ăn, vì giờ giấc. Tuy nhiên khi thức dậy, nhắc con cái nhớ đến Chúa, cám ơn Chúa, dâng ngày, dâng công việc cho Chúa.

 
Buổi kinh tối thuận tiện hơn, mặc dầu bây giờ gặp trở ngại nơi các phương tiện giải trí. Cha mẹ thu xếp để gia đình có ít phút cùng nhau gặp Chúa, cùng nhau quây quần bên bàn thờ gia đình. Không nên kéo dài. Tập cho con cái cầu nguyện với Chúa, cầu nguyện cho mọi người trong gia đình. Sau giờ kinh cha mẹ nhắc nhủ dặn dò con cái những điều cần thiết hoặc sửa lại những sai lầm của chúng.

 


3/ Dịp lãnh nhận các bí tích

 

Bí tích rửa tội:

 Rửa tội cho trẻ em rất quen thuộc với truyền thống Kitô giáo, làm cho chúng ta hiểu ngay về bản chất đích thực của ơn cứu độ. Đó là ân sủng, nghĩa là ơn huệ nhưng không chủa Chúa. Sự dìm mình vào trong cái chết của Đức Kitô giải thoát con người tận cội rễ khỏi tội lỗi và sự chết, để thực hiện một cuộc tái sinh mới theo Thần Khí, cho sự sống mới vĩnh cửu. Do đó, ngày rửa tội được coi như ngày đứa con được sinh ra về phần thiêng liêng, sau khi cha mẹ đã sinh ra nó về phần xác, ngày đánh dấu mốc quan trọng trong gia đình. Nhân dịp này, cha mẹ nhắc anh chị nó về sự cao quý của ơn được làm con cái Chúa, hướng chúng về gia đình thiên quốc mai sau, nhắc lại cho chúng những bổn phận người đã chịu phép rửa tội.

Xưng tội, Rước lễ lần đầu, Thêm sức:

 

Đây là ba bí tích khai tâm quan trọng con cái bạn sẽ lãnh nhận khi tới tuổi khôn. Cha mẹ nhắc con cái ý thức về ơn huệ cao cả Chúa ban, cố gắng dọn mình xứng đáng và ra sức sống bí tích lãnh nhận, đẹp lòng Chúa: quyết tm chừa tội, gìn giữ hình ảnh Cha, lm chứng cho Cha bằng đời sống tốt lành.

Bí tích Hôn phối:


Dịp con cái chịu phép hôn phối, lập gia đình là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của chúng. Cha mẹ nhắc nhủ, dạy dỗ con cái những điều cần về bí tích hôn phối, về đời sống vợ chồng, bổn phận trong gia đình họ hàng, trong Hội Thánh, trong xã hội.

 

Đối với những em chưa lập gia đình, biết chuẩn bị xứng đáng bằng đời sống đạo đức, đứng đắn trong sạch, trau dồi nhân cách, tập luyện nghề nghiệp để sau này thành công trong đời sống gia đình. Lưu ý chng, nhất là với các em nữ,khi giao thiệp với người khác pháiphải đứng đắn, để tránh những lầm lỡ đáng tiếc làm hư hỏng cả cuộc đời.


Xức dầu và an táng:


Khi trong nhà có ông bà hoặc người thân bệnh nặng hoặc qua đời, cha mẹ quy tụ con cái bên giường bệnh an ủi, cầu nguyện cho người thân. Nhân dịp này nhắc con cái ý thức sự mỏng dòn yếu đuối của kiếp người, giá trị tương đối của vật chất trần thế và kêu gọi chúng còn được sống phải cố gắng liêm chính, trong sạch, xa tránh tội lỗi, làm nhiều việc tốt để được chết lành, chết thánh.

 


4/ Các dịp lễ khác

 

Lễ bổn mạng của cha mẹ

Nhân dịp lễ bổn mạng của chồng, vợ: nhắc con cái về công ơn cha mẹ, gia tăng cầu nguyện để cha mẹ mạnh khoẻ làm việc, nuôi nấng gia đình… cố gắng sống tốt, giúp đỡ, hiếu thảo để cha mẹ vui lòng.

 

Lễ bổn mạng của con cái


Nhắc mọi người trong gia đình cầu nguyện, quan tâm đến nó. Cho nó thấy tình thương của gia đình dành cho. Điều này sẽ khích lệ, thúc đẩy nó cố gắng hơntrong công việc, trong đời sống. Kêu gọi nó bắt chước đời sống, gương mẫu của thánh bổn mạng.

 

Lễ bổn mạng của các vị mục tử: Cha xứ, Cha phó, Đức Giám Mục


Nhắc con cái cầu nguyện đặc biệt cho các ngài. Gợi cho chúng biết công ơn của các vị, khuyến khích chúng bày tỏ tình liên hệ cha con thiêng liêng và cố gắng sống xứng đáng, nhiệt thành cộng tác với việc tông đồ của các ngài.

5/ Khi con cái đi học xa, đi làm, đi nghĩa vụ

Khi đi học xa: nhắc con cái khi xa gia đình cố gắng sống gương mẫu chăm chỉ học hành, gương sáng cho bạn bè, sống trong sạch đứng đắn, nhớ đến Chúa, đừng theo thói người đời, đề phòng những điều nguy hại.

 

Khi đi làm: nhắc con cái giữ lương tâm nghề nghiệp, lương thiện công bình, chu toàn bổn phận, không tham lam của công, hối lộ hoặc làm khó dễ người ta…

 

Khi đi nghĩa vụ quân sự: khuyến khích và nhắc nhủ con cái ý thức đó là bổn phận chung của người thanh niên trong xã hội nên phải hăng hái chu toàn. Tập luyện tinh thần can đảm, chịu khó, kỷ luật. Khi gặp nguy hiểm cần biết cậy trông phó thác nơi Chúa, tin vào sự quan phòng của Chúa. Có lòng yêu thương kính trọng dân lành, đừng dùng sức mạnh khí giới cướp bóc, ức hiếp, dọa nạt, làm thiệt hại tài sản nhà cửa người ta…

 

MƯỜI ĐIỀU CẦN LƯU Ý CON CÁI ĐI HỌC ĐI LÀM XA NHÀ

 

1.Khi đi, nhớ mang theo bản sao chứng chỉ Rửa tội,Thêm sức, Sách Lời Chúa, để sử dụng khi cần.

2.Lựa chỗ ở trọ thuận tiện và an toàn: gần nhà thờ, tiện cho công việc;tránh những khu vực phức tạp như trộm cắp, hút xách,mại dâm…

3.Sau khi đã ổn định chỗ ở và công việc: tìm đến nhà thờ giáo xứ gần nhất để biết giờ cử hành Thánh lễ Chúa nhật. Sau nầy, nếu có thể thì xin tham gia các sinh hoạt giáo xứ, như: giới trẻ, ca đoàn, lớp giáo lý, khĩa học chuẩn bị kết hơn.

4.Trừ khi có lý do chính đáng, quyết tâm không bỏ lễ Chúa nhật, kinh tối sáng, và siêng năng lãnh nhận bí tích Thánh Thể, Hòa giải (Xưng tội).

5.Nêu gương sáng cho người khác khi học tập, làm việc, bằng: thái độ vui tươi niềm nở, thành thật và bác ái, tránh thô tục, rượu chè, bài bạc.

6.Trong giao tiếp với người khác phái: luôn có sự tôn trọng và trong sáng, lành mạnh. Riêng phái nữ: phải cẩn trọng khi đi chơi, ăn uống với phái nam, dễ bị lừa gạt bằng các loại thuốc kích thích.

7.Mỗi tối: dành ít phút đọc một vài câu Lời Chúa, suy gẫm và cầu nguyện.

8.Khi muốn tiến tới hôn nhân với một người không cùng tôn giáo: phải cầu nguyện, tìm hiểu kỹ lưỡng về người đó, đừng vội vàng hấp tấp, dễ tin.

9.Khi có việc cần trao đổi góp ý, nhất là về hôn nhân: trình bày cho cha mẹ mình ở nhà, đến xin cha xứ nơi tham dự thánh lễ để xin chỉ dẫn, hoặc liên hệ với cha xứ của mình.

10.Khi có dịp về thăm gia đình, nhớ: tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ, đến thăm cha xứ để trao đổi, trình bày về sinh hoạt của mình và xin cầu nguyện, chỉ dẫn.

 

6/ Khi may mắn hạnh phúc, khi thử thách đau khổ

Khi vui mừng thịnh vượng: nhắc con cái tạ ơn Chúa, ra sức làm việc, quảng đại phục vụ, sống tốt.

 

Khi thử thách đau khổ: không ngã lòng thất vọng. Tin tưởng vào lòng thương và thánh ý Chúa. Can đảm chấp nhận và phấn đấu vượt qua. Không phàn nàn trách móc, đổ lỗi, gây gỗ…

 

Kết luận:

 

Trong, vì những cơ hội này có tác dụng rất tốt cho con em thâu nhận kiến thức kinh nghiệm, rèn luyện bản thân.

 

Lm. Anphongsô Nguyễn Công Vinh

 

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube