Tại sao giáo dục con cái lại vất vả?
Nếu trẻ em là những sinh thể sống yêu thích sự hòa thuận và luôn khao khát được chung sống yên ổn với bố mẹ và anh chị em của mình thì việc giáo dục chúng sẽ trở nên thật dễ dàng. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã là những cá thể riêng và biết rõ chúng muốn gì, thậm chí còn biết rõ hơn những gì chúng không muốn. Chúng sẵn sàng cự nự với bố mẹ để được làm theo ý thích của mình. Chúng ta, những bậc phụ huynh, cần phải chịu đựng điều này và không hề đơn giản bởi trên thực tế trẻ em có hệ thần kinh tốt hơn chúng ta.
Cha mẹ cần cho con cái tất cả những gì chúng thật sự cần. Nhưng có nên cho chúng những thứ chúng muốn? Không phải tất cả những gì trẻ em muốn đều tốt cho bản thân chúng.
Chúng ta là người lớn. Chúng ta có trách nhiệm phải quyết định: Con cần gì – Con muốn những gì? Ta phải làm gì khi con không chịu làm những điều lẽ ra chúng phải làm? Hay khi chúng không chịu ngưng tay chân dù ta đã nhắc nhở chúng? Làm sao để ta có thể cùng lúc vừa giữ được bình tĩnh nhưng vẫn công bằng?
Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong cuốn sách với ví dụ cụ thể lấy từ những tình huống khủng hoảng và xung đột hàng ngày mà các cha mẹ thường gặp với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tâm lí trẻ nhỏ, cũng như quá trình tiếp xúc với rất nhiều trẻ em và các bậc cha mẹ, qua cuốn sách này tác giả cung cấp những phương pháp hữu ích để giúp cho các bậc phụ huynh có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Trích nguồn: sachvui.com