Một số Giáo hội Kitô và tổ chức tôn giáo viết thư cho Ủy ban châu Âu, yêu cầu cung cấp viện trợ cho người di cư và các cộng đoàn đón tiếp. Các Giáo hội cũng yêu cầu Liên minh châu Âu đưa ra một hiệp ước về tị nạn và di cư, áp dụng Hiệp ước Toàn cầu về Người tị nạn và Hiệp ước Toàn cầu về di cư an toàn, trật tự và thường xuyên, tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm, và liên đới hiệu quả giữa các quốc gia thành viên.
Các Giáo hội Kitô bao gồm: Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô (Coe), Hội đồng các Giáo hội Kitô châu Âu (Cec) và Ủy ban các Giáo hội cho người di cư ở Châu Âu (Ccme), cùng với Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ sự Hiệp nhất các Kitô hữu.
Trước thảm trạng của người di cư ngày càng trầm trọng, gần đây nhất là trận hỏa hoạn tại trại Moria trên đảo Lesbos khiến 13.000 người di cư mất nhà cửa, các Giáo hội bày tỏ: “Di cư là một phần không thể thiếu trong lịch sử và kinh nghiệm của con người. Chúng tôi bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về sự kỳ thị đối với người di cư và chúng tôi yêu cầu sự thay đổi này trong chính trị, truyền thông và cộng đồng, phù hợp với nhân quyền và với các nguyên tắc về nhân phẩm và liên đới”.
Đối với các Giáo hội, “liên đới phải là nguyên tắc hướng dẫn điều chỉnh việc di cư và đặc biệt tiếp nhận người tị nạn”. Các Giáo hội hy vọng rằng châu Âu sẽ loại bỏ chính sách sợ hãi và răn đe, đồng thời áp dụng các giải pháp dựa trên giá trị cơ bản; và nhận định rằng: “Các sự kiện tại biên giới châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3, và bây giờ là vụ cháy ở Moria, đã cho thấy vấn đề người di cư và tị nạn ở châu Âu vẫn chưa được giải quyết”.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết, trong năm 2019 ước tính có khoảng 79,5 triệu người xin tị nạn trên toàn thế giới, trong đó có 45,7 triệu người di cư trong nước. (CSR_6833_2020)
Ngọc Yến – Vatican News
Trích nguồn: https://www.vaticannews.va