Trong 20 năm qua, Đại học Công giáo Thánh Tâm đã thực hiện nhiều dự án cho Afghanistan, trong số đó phải kể đến khóa học báo chí dành cho các thiếu nữ. Sau khi được đào tạo, câu chuyện của đất nước này được chính các thiếu nữ, những người chứng kiến trực tiếp, thuật lại cho cho thế giới biết. Đây là một mục tiêu lớn để chống lại những lời ngụy biện và những thông tin sai lạc từ bên ngoài.
Trong những ngày này, khi tin tức Taliban tái chiếm Afghanistan làm cho mọi người đều lo ngại. Mặc dù họ tuyên bố không trả thù nhưng bóng ma sợ hãi vẫn phủ khắp đất nước. Nhiều tổ chức đã lên tiếng xin trợ giúp cho người dân ở đây, đặc biệt là phụ nữ.
Đại học Công giáo Thánh Tâm ở Milano, Ý, cũng góp thêm vào tiếng nói này. Thực tế, trong nhiều năm qua, tổ chức Công giáo này đã trợ giúp cho Afghanistan trong một số các dự án giáo dục. Giáo sư Marco Lombardi, Trưởng khoa Xã hội của Đại học cho biết về chương trình các dự án như sau: Trong 20 năm qua, nhiều dự án Đại học Công giáo đã thực hiện cho Afghanistan, trong số đó phải kể đến khóa học báo chí dành cho các thiếu nữ. Sau khi được đào tạo, câu chuyện của đất nước này được chính các thiếu nữ, những người chứng kiến trực tiếp, thuật lại cho cho thế giới biết. Đây là một mục tiêu lớn để chống lại những lời ngụy biện và những thông tin sai lạc từ bên ngoài.
Từ năm 2009 đến 2015, giáo sư Marco đã điều phối 7 nhiệm vụ ở Afghanistan. Giáo sư Marco đã đưa đến đây khoảng 20 giáo sư, và phối hợp với quân đội Ý để làm việc.
Quân đội Ý là một trong 28 quân đội của các quốc gia có mặt tại đây, với trách nhiệm tái thiết các thành phố. Thành phố Herat được giao cho quân đội Ý. Quân đội gồm 250 người hỗ trợ các cơ quan dân sự tái thiết đất nước. Đại học Công giáo cộng tác với quân đội nên các giáo sư sống và sinh hoạt cũng như di chuyển bằng phương tiện của quân đội.
Ở Herat, Đại học Thánh Tâm đã phát triển một khóa học báo chí dành cho các thiếu nữ. Mục đích của khóa học là đào tạo cho các nữ sinh viên trở thành những người đối thoại với các phương tiện truyền thông quốc tế.
Dự án đã được nhiều người ủng hộ, nhằm đào tạo giáo viên trong các trường học do người Ý xây dựng và để đào tạo cho những người làm việc trong các trung tâm chống bạo lực phụ nữ. Tại một trường gần Kabul, mỗi năm nhóm đã đảm bảo cho 100 suất học bổng dành cho các thiếu nữ.
Theo giáo sư Marco, ở đây, phụ nữ là động cơ của sự thay đổi, bởi vì khi người mẹ đến trường thì bà sẽ là người đầu tiên muốn con mình đi học. Phụ nữ điều hành một phần văn hóa của mỗi quốc gia, và Afghanistan không phải là trường hợp ngoại lệ. Đại học Thánh Tâm đã cố gắng củng cố điều này bằng các việc làm như: đưa các trẻ nữ đến trường, đào tạo các thiếu nữ trở thành nhà báo.
Những câu chuyện của đất nước này cần được kể bởi chính các phụ nữ, nếu không những gì đến từ phương tây đều giống nhau. Thực tế, trong những năm qua, các nhà báo bên ngoài đến làm việc tại đây phải tuân thủ một số quy định như: chịu sự hướng dẫn của nhân viên thông tin công cộng trong ba ngày, thăm nhà tù và tham quan Herat, thực hiện một số hình ảnh, rồi ra đi. Do đó, đất nước Afghanistan cần phải được chính người dân kể lại.
Đại học Công giáo cộng tác với cha Giuseppe Moretti, nhà truyền giáo dòng Barnabe. Nhờ cha, các giáo sư đến từ Ý có thể hỗ trợ học bổng cho các thiếu nữ một cách chính xác.
Giáo sư cho biết, trong những ngày bất an này, một số nữ sinh đã bỏ trốn, số khác sợ hãi lẩn trốn. Các giảng viên đang cố gắng tìm hướng giải quyết, nhưng không dễ dàng, vì chưa biết được chế độ Taliban mới này sẽ như thế nào.
Có những ý kiến cho rằng, hoạt động hỗ trợ các thiếu nữ này chỉ là ảo tưởng. Giáo sư khẳng định: Không, điều này không phải là ảo tưởng. Hạt giống của giáo dục giống như những con vi khuẩn ngủ đông 10km dưới lớp băng ở vùng địa cực, chúng ta phát hiện ra rằng chúng sống lại sau hàng triệu năm. Một khi bạn đã tiêm virus giáo dục thì việc đó được thực hiện, khi nó có được các điều kiện để biểu hiện thì nó sẽ bùng phát. Vấn đề thực sự bây giờ là: những người đã cảm nhận được thành quả của giáo dục nhưng lại đang ở trong những bối cảnh không thuận lợi và có thể nguy hiểm. Họ không muốn chờ đợi và điều này khiến họ gặp nguy hiểm. Chúng tôi đã làm rất tốt việc xây dựng trường học, chúng tôi rất đau buồn về những gì đang xảy ra và chúng tôi tiếp tục chịu trách nhiệm về những gì sẽ xảy ra.
Tôi hy vọng không phải tất cả mọi người muốn ra đi, để giải cứu các thiếu nữ đã được đào tạo và để họ có thể tiếp tục thuật lại những gì sẽ xảy ra ở Afghanistan. Tôi biết một số người đã nói: “Hãy mạo hiểm và ở lại”. Những người khác vô cùng sợ hãi và muốn bỏ đi. Chúng tôi là những người cuối cùng phải giải thích cho họ những gì nên làm cho đất nước. Đó là sự lựa chọn cá nhân của mỗi người. Trách nhiệm của chúng tôi là lắng nghe họ: đối với những người muốn trốn thoát, chúng ta phải cung cấp cơ hội để họ làm điều đó, những người còn lại đều xứng đáng được hỗ trợ và giúp đỡ. Nơi họ, có hy vọng lớn nhất về sự thay đổi trong tương lai.
Ngọc Yến – Vatican News
Trích nguồn : https://www.vaticannews.va