Đôi Nét Về Lịch Sử Của Mùa Vọng Và Lễ Giáng Sinh

Mùa Vọng vốn được cử hành dựa theo ngày 25 tháng 12, ngày Lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, vì chúng ta không biết được chính xác ngày sinh của Chúa Giêsu, nên có hai giả thuyết giải thích việc chọn ngày 25 tháng 12 làm ngày kỷ niệm sự ra đời của Người.

Mùa Vọng là cách Giáo Hội chuẩn bị cho cả ngày sinh của Chúa Kitô lẫn cuộc tái lâm của Người, điều mà Người đã hứa với các môn đệ trước khi về trời và cũng là điều mà những ai dấn bước theo Ngườilà Giáo Hội, vẫn đang chờ đợi.

Những ghi chép sớm nhất của chúng ta về Mùa Vọng đến từ xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) và Tây Ban Nha. Năm 380, khi 12 giám mục Tây Ban Nha nhóm họp tại Thượng hội đồng Saragossa, các ngài nhắc nhở các Kitô hữu về nghĩa vụ đi nhà thờ mỗi ngày từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 6 tháng 01, theo Lizette Larson-Miller trong Tân Từ điển về việc Thờ phượng mang tính Bí tíchnhững ghi chép sớm nhất về Mùa Vọng phụ thuộc nhiều vào Thượng hội đồng này.

Ở xứ Gaul, các Kitô hữu ăn chay ba ngày một tuần từ ngày 11 tháng 11 cho đến Lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng ở xứ Gaul mang nhiều đặc điểm sám hối của Mùa Chay, chẳng hạn như bỏ đi kinh Vinh Danh và bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúakhỏi Thánh lễ. Ở Rôma, Mùa Vọng diễn ra cùng lúc với những dịp lễ hội kính thần Nông (Saturnalia) của cư dân địa phương, điều mà các giáo sĩ đã luôn lên án. Chính vì vậy, việc ăn chay ở Rôma vào Mùa Vọng được xem là cách để phân biệt Kitô hữu với những người ngoại giáo thích chè chén say sưa.

Tuy nhiên, các Kitô hữu không chỉ chuẩn bị để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Kitô: Họ còn mong đợi cuộc tái lâm của Người trong ngày tận thế. Bài hát Dies Irae (Ngày Thịnh nộ) ban đầu được sáng tác để dành cho những ngày đầu của Mùa Vọng.

Tất nhiên, Mùa Vọng vốn được cử hành dựa theo ngày 25 tháng 12, ngày Lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, vì chúng ta không biết được chính xác ngày sinh của Chúa Giêsu, nên có hai giả thuyết giải thích việc chọn ngày 25 tháng 12 làm ngày kỷ niệm sự ra đời của NgườiCó thể cả hai giả thuyết này đều đúng.

Giả thuyết thứ nhất cho rằng ngày này đã được giới lãnh đạo Kitô giáo chọn như một chiến lược có suy tính để thay thế hay chống lại lễ hội Dies Natalis Solis Invictimột lễ hội của người ngoại giáo nhằm kỷ niệm sự tái sinh của mặt trời vào ngày đông chí.

Giả thuyết thứ hai thì phức tạp hơn đôi chútGiả thuyết này bắt đầu với sự tính toán của các Kitô hữu thời sơ khai rằng Chúa Giêsu đã chịu chết vào ngày 25 tháng 3Cũng như những người Do Thái cùng thời, các Kitô hữu thời sơ khai tin rằng sự ra đời và cái chết của những bậc vĩ nhân thường có liên hệ với nhau. Đơn cử như việc các Kitô hữu thời sơ khai tin rằng ngày sinh và ngày mất của các tổ phụ trùng khớp với nhau.

Đối với Chúa Giêsungười ta cho rằng ngày Người được thụ thai và ngày Người chịu chết vốn tương đồng với nhauThế nên, điều đó đã dẫn đến việc ngày sinh của Người sẽ là chín tháng sau ngày Người được thụ thaitức là vào ngày 25 tháng 12. Điều này làm cho thời điểm Người được thụ thai và chịu chết thì gần với ngày xuân phân, và ngày sinh của Người thì vào chính ngày đông chí.

Tác giả: Thomas Reese SJ 
Trích nguồn: https://giaophanvinhlong.net

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube