Được Phép Mừng Lễ Các Thánh Chính Thống Giáo Phương Đông Không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Theo Điều 355 của Qui  chế Tổng  Quát Sách  Lễ Rôma (GIRM), linh mục có sự lựa chọn, khi được phép, để cử  hành  “Thánh  Lễ  của  bất  kỳ   Thánh  nào được ghi trong Sổ bộ Các thánh Rôma (Martyrologium Romanum) cho ngày đó”. Trong số các thánh được liệt kê trong ấn bản mới nhất (năm 2004) của Sổ bộ Các thánh Rôma, có một vài vị được tuyên thánh bởi Hội Thánh Chính thống Nga: thánh Têphanô thành Perm (26-4), thánh Antôn thành Kiev (3-5), thánh Theodosius thành Kiev  (7-5), và thánh Sergius thành Radonezh (25-9). Cũng có tên trong Sổ bộ Các thánh Rôma là thánh Grêgôriô thành Narek (27-2) của Hội  Thánh Tông truyền Armenia, người đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phong là Tiến sĩ Hội Thánh vào ngày 21-2-2015. Theo hướng dẫn nêu trong Qui chế Tổng Quát Sách lễ Rôma số 355, liệu có được phép cử hành Thánh Lễ để mừng kính bất kỳ thánh nào trong số các thánh Chính thống giáo được nêu trên đây không? – G. L., Whittier, California, Hoa Kỳ.

 

Đáp: Một nhận xét ban đầu được đưa ra là rằng Sổ bộ Các thánh Rôma đặc biệt nói trong phần  dẫn nhập rằng  Sổ  bộ không thể ghi hết tất cả các thánh. Xin mời đọc:  “Danh sách Các Thánh và Chân Phước trong Sổ bộ các thánh Rôma

“29. Người ta không có ý định đưa ra trong Sổ bộ Các thánh Rôma – được coi như là một cuốn sách phụng vụ – một danh sách đầy đủ tất cả các Thánh và các Chân Phước, cũng không đưa ra lời tán tụng, mà từ đó các tài liệu giáo huấn khổ chế hay lịch sử của Giáo Hội, như là một gia đình của các Thánh và một dân thánh của Chúa (xem 1 Pr 2: 9, 1 Tx 5: 9-10, 2 Tx2:13), có thể được gợi ý hoặc suy diễn. “30. Tuy nhiên, Sổ bộ Các thánh Rôma cung cấp một danh sách các lễ kính,trước tiên về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Thiên Chúa, rồi đến các Thiên Thần và cuối cùng là của các tín hữu Kitô, những người được đại diện trong sự tôn kính ngày nay của Hội Thánh, cho dù phổ quát hoặc địa phương, và của một Dòng tu đặc biệt, nhưng chắc chắn không phải  là  một  danh  mục  đầy  đủ  của  tất  cả những vị được hưởng sự nhìn ngắm Chúa trong ân phúc nhất và mãi đến muôn đời.

“31. Vì các lý do này, Sổ bộ Các thánh Rôma ghi tên các Thánh được ghi trong Lịch Rôma Tỗng quát, bởi vì tầm quan trọng phổ quát của các vị là trên hết trong toàn thể Hội Thánh của Nghi Lễ Rôma, cũng như nhiều vị,mặc dù không    phải là tất    cả,    đã    được    đề    nghị    bởi từng Hội Thánh hoặc Dòng tu, và các vị được tưởng nhớ với bất cứ bậc phụng vụ nào. Vị thế  địa  phương  hay  đặc biệt của các vị Thánh và Chân Phước cổ từ thời Trung Cổ đến thời hiện tại được nêu ra bởi một dấu hoa thị     (*), bên cạnh số chỉ định thứ tự thời gian của các Thánh và Chân Phước trong một ngày nhất định.

Do đó, mặc dù Sổ bộ Các thánh Rôma bao gồm bốn vị thánh trên  đây,nhưng  có  ít  nhất  24  vị  thánh  khác được mừng kính chung bởi cả Hội  ThánhChính  thống  và Hội thánh Công giáo phương Đông.

Do đó, bốn vị thánh này cũng có thể được mừng kính bởi người Công giáo Rôma, trong khi lễ mừng các vị thánh khác được dành cho  người  Công  giáo phương Đông.  Có thể có nhiều lý do phức tạp, vốn cho phép người Công giáo cử hành thánh lễ mừng các thánh, do các thánh này đã được chính thức tuyên thánh theo qui định của một Hội Thánh phương Đông  không  hiệp  thông với   Tòa  Thánh, và các vị thánh ấy có thể đã sống ngoài sự hiệp thông chính thức với Rôma.

Thánh Têphanô thành Perm (1340-1396), thánh Antôn thành Kiev (983-1073), thánh Theodosius thành Kiev (1029-1074), thánh Sergius thànhRadonezh (1314-1392), và thánh   Grêgôriô   thành Narek    (950-1003), hoặc sống phần lớn đời mình trước khi có sự chia ly giữa các Hội thánh phương Đông và Hội thánh Byzantine vào năm 1054, hoặc sống trong các giai đoạn khi sự tuân thủ cho sự chia ly này không bị cắt và xem ra còn khô khan. Thí dụ, mặc dù Rôma và Constantinople không còn hiệp thông từ năm 1054 (mặc dù được phục hồi một thời gian ngắn sau đó vài lần), điều này không nhất thiết ảnh hưởng đến    các Giám mục và các cộng đồng ở Kiev và các khu vực biệt lập khác.

Chẳng hạn, thánh Grêgôriô thành Narek là Tiến sĩ đầu tiên của Hội Thánh đã sống bên ngoài sự hiệp thông trực tiếp với Giám mục Rôma. Từ lịch sử quan hệ giữa các Hội Thánh, chúng ta có thể nói rằng ngài thuộc về một hội thánh, vốn là tông truyền và có các bí tích đầy  đủ. Mặc dù Hội ThánhArmenia của ngài vào thời đó bác bỏ học thuyết của Công đồng Chalcedon, nhưng các  bài  viết  của ngài là chính thống. Ngài cũng đã được nhắc đến trong huấn quyền. Thí dụ, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có một sốnhắc đến ngài:

“Thời Trung Cổ, các tín hữu Tây Phương phát triển việc lần hạt Mân côi như một hình thức đạo đức bình dân thay thế các giờ kinh Phụng Vụ. Trong Giáo Hội Ðông Phương, hình thức kinh cầu Ðức Bà (Acathiste và Paraclisis) còn rất gần với Phụng Vụ Giờ Kinh dạng hợp xướng của các Giáo Hội Bi-zan-tin; trong khi đó, những truyền thống Armenia, Copte và Siriaque lại ưa chuộng các thánh thi và thánh ca bình dân về Mẹ Thiên Chúa. Nhưng trong kinh Kính Mừng, các kinh cầu Thánh Mẫu, những thánh thi của thánh Ép-rem hay Grê-gô-ri-ô thành Narek, truyền thống cầu nguyện về căn bản vẫn là một” (số 2678, Bản dịch Việt ngữ  của   Ban   Giáo   Lý   Tổng   Giáo   phận   Sài   Gòn).   Và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng nhắc đến ngài trong thông điệp Redemptoris Mater (Thân mẫu Đấng Cứu chuộc, ngày 25-3-1987):

“Trong bài tán tụng về Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), thánh Grêgôriô thành Narek, một trong những vinh quang nổi bật của Armenia, với nguồn cảm hứng thơ ca mạnh mẽ, ca ngợi các khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Nhập Thể, và mỗi mầu nhiệm này đối với ngài là một cơ hội để ca hát và tôn vinh phẩm giá phi thường và vẻ đẹp tuyệt vời của Đức Trinh Nữ Maria, MẹNgôi Lời nhập thể”.

Với  sự  hình  thành  của Hội Thánh Công  giáo   Armenia, thánh Grêgôriô thành Narek nhận được sự tôn kính phụng vụ đầu tiên của mình trong Hội Thánh Công giáo, và sau đó được đưa tên vào Sỗ Bộ Các Thánh Rôma. Các   ngài cũng   sống    trước khi xuất    hiện    tiến    trình tuyên thánh chính thức, được lập ra bởi các Giáo hoàng, và do đó phải tuân theo  một tiến trình tuyên  thánh được gọi là tiến trình tuyên thánh tương đương (equipollent canonization). Điều này có thể xảy ra khi một vị thánh được tôn kính từ trước đến nay, và không còn có thể tạo ra một tiến trình nào nữa. Thí dụ, Thánh Ephrem đã được tôn kính ở Syria kể từ thế kỷ IV. Đức Thánh Cha Biển Đức XV (1914-1922) tuyên ngài là Tiến sĩ Hội Thánh, và mở rộng lễ kính ngài cho toàn thể Hội Thánh. Một điều tương tự đã được thực hiện  bởi  Đức Thánh Cha Piô XI vào  năm  1931  chothánh  Albertô Cả, và  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho Juan Diego năm 1990; yêu cầu về một phép lạ thựcsự trước  khi tuyên thánh đã được bỏ qua, dựa trên nền tảng của việc tôn kính từ xa xưa rồi. Mặc dù không có tiến trình phong thánh, nhưng có một nghiên cứu chuyên sâu về ứng cử viên trước khi lời tuyên thánh được thực hiện.

Bởi  vì các vị  thánh  này  đã  được   tôn   kính   trong   các Hội Thánh Công giáo phương Đông, nên chúng ta có thể nói rằng các ngài cũng là các thánh Công giáo.

 

 

Nguyễn Trọng Đa dịch

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube