Lời Chúa: Ga 20, 19-31
19Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. 20Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. 22Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
24Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”. Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. 26Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. 27Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. 28Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. 29Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.
30Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
Suy niệm: Lòng Chúa xót thương
Hằng năm, cứ tám ngày sau lễ Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội lại cho chúng ta cơ hội gặp gỡ tông đồ Tôma. Cuộc gặp gỡ này gợi lên cho chúng ta những câu hỏi không chỉ về chính con người Tôma nhưng bởi chính nơi ngài trở thành biểu tượng cho đời sống đức tin của chúng ta.
Bài Tin mừng cho chúng ta thấy : Tông đồ Tôma đã bỏ lỡ buổi hẹn vào ngày thứ nhất trong tuần khi Chúa hiện ra với các môn đệ khác. Bản văn Tin mừng cho chúng ta biết : vào ngày đầu tiên của tuần, Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các môn đệ bằng cách mở cánh cửa của căn phòng và cánh cửa của trái tim của những đang sợ hãi, và Người nói với họ: “Bình an cho anh em“.
Lời chúc lành ấy giống tựa chữ ký của Đấng Phục Sinh với các môn đệ trong mỗi lần hiện ra với các ông. Vì thế, Bình an chính là hoa quả thực sự của phục sinh. Nhưng tiếc thay, lúc đó, môn đệ Tôma đã không có ở đó. Và khi các môn đệ nói với ông về cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Phục Sinh, ông yêu cầu có bằng chứng.
Có bao nhiêu người trong chúng ta ngày nay đang giống như tình trạng của Tôma? Hoặc đó cũng là tình trạng của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm bằng chứng để không bị rơi vào tình trạng ngây thơ, nhưng chúng ta cũng đã bỏ lỡ các dấu hiệu và những chứng tá mà nó mời gọi chúng ta đón nhận cách tự do (với niềm tin) để hiểu biết sâu sắc hơn về thực tế và sự kiện. Nhưng ông Tôma từ chối và muốn có bằng chứng thực. Ông nghi ngờ!
Cần hiểu rằng, sự nghi ngờ không nhất thiết là trái ngược với đức tin. Chúng ta không bàn đến những nghi vấn mang tính hệ thống, thậm chí hệ tư tưởng, đến nỗi biến nghi ngờ thành tín ngưỡng, mê tín.Trong một thế giới, thế giới của chúng ta, được đánh dấu bởi rất nhiều sự cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan, chúng ta tin rằng sự nghi ngờ, được hiểu rõ, có thể trở thành bức tường thành tốt nhất chống lại một niềm tin chỉ có tính cách công khai và chống lại một tôn giáo mà chỉ là một giáo phái nào đó! Chúng ta phải duy trì những không gian tự do, từ nơi đó, việc đặt câu hỏi trở thành một con đường tự do, thậm chí là một hành trình đức tin. Nhưng khi sự nghi ngờ là nghi ngờ, nó tạo ra sự nhầm lẫn và những dấu hỏi không liên quan xuất hiện, và nó ảnh hưởng đến sự tích cực trong thái độ cởi mở và chào đón. Do vậy, sự đối nghịch với đức tin trước hết nó không phải là sự nghi ngờ, nhưng là sợ hãi.Hãy nhìn hình ảnh của môn đệ Tôma vào ngày thứ 8 sau lễ Phục Sinh. Đức Phục Sinh đã xuất hiện và đáp ứng yêu cầu của Tôma và mời ông đưa tay vào vết thương. Đưa tay vào trong vết thương chứ không phải sờ vào những vết sẹo.Điều này có nghĩa gì ? Nó có nghĩa là Đức Kitô Phục sinh mời gọi Tôma thâm nhập vào nội tại của nhân tính của Chúa Giêsu, vào chính tận nỗi đau khổ của Người. Đấng Phục Sinh cũng chính là Đấng bị đóng đinh – và dĩ nhiên lại thật khác biệt! Rõ ràng, theo Tin mừng, những người đầu tiên gặp Đấng Phục Sinh, là những người đã đi theo Người trên con đường của Người; là những người đã “bỏ tất cả” để đi theo Người.Như thế, sự phục sinh là một sự mới tận căn, và tính mới mẻ này thậm chí còn lớn hơn khi nó cho thấy chính nhân tính của chính Chúa Giêsu được nhận biết trong sự biến đổi.Theo nghĩa này, sự phục sinh không xóa đi nhân tính của chúng ta; nhưng nó biến đổi và do đó tiết lộ phẩm giá thực sự của chính chúng ta.Và đó là hành vi đức tin của Tôma khi ông nói : “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi“. Tin mừng đã chẳng cho biết là ông Tôma đã đặt tay vào vết thương của Chúa Giêsu hay không. Tuy nhiên, việc nhận biết sự hiện diện của Đức Kitô đã loại bỏ tất cả những đòi hỏi về bằng chứng … bởi vì ở đây chúng ta đang chạm vào điều căn bản nhất, là vào nguồn tinh tuyền của tình yêu.Lời tuyên xưng của ông Tôma sẽ cho phép Chúa Giêsu trao cho chúng ta mối phúc thứ chín và cuối cùng: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.Chúng ta được mời gọi tham dự vào trong mầu nhiệm, ở nơi mà sự vô hình thường cho thấy cách thực tế hơn cả sự hữu hình, nơi mà sự chán chường có thể làm cho mọi người ngạc nhiên, ngay cả khi sự nghi ngờ đã mở ra với lòng tin.Đấng Phục Sinh đã trao cho các môn đệ của Người lời mời gọi và lời sai đi : “Như Cha đã sai thầy, thầy cũng sai anh em”, “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, Anh Em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”. Sự tha thứ và phục sinh là hai lá phổi của đời sống Kitô hữu vì nó nói về sự chiến thắng của sự tha thứ trên sự dữ và phục sinh trên cái chết.Sự dữ và cái chết … đã chẳng là những câu hỏi cuối cùng mà con người đã không ngừng phải đối diện vì nó đã phá vỡ đời sống con người sao ? Vậy, ở đây sự Phục Sinh [bao gồm sự tha thứ và phục sinh] mở ra cho chúng ta một tương lai đó là là tình yêu và sự sống biểu lộ rạng rỡ.Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI dạy chúng ta rằng : “sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô là một sự kiện đã làm thay đổi quá trình lịch sử”.Đó là đức tin của chúng ta và chúng ta muốn chia sẻ nó với mọi người, “không có sự phức tạp hoặc kiêu ngạo” ở đây. Amen.
Fr. Joseph