Đức Phanxicô xem giai đoạn hiện nay là giai đoạn “mất ổn định lớn”

Đức Phanxicô trong buổi cầu nguyện chiều thứ sáu 27-3 tại Quảng trường Thánh Phêrô

Trong cuộc phỏng vấn với tác giả Austen Ivereigh của tuần báo công giáo Anh The Tablet, Đức Phanxicô cho biết nạn đại dịch chúng ta đang trải qua hiện nay là “giai đoạn bấp bênh rất lớn nhưng cũng là giai đoạn phát minh và sáng tạo”. Tác giả Austen Ivereigh là một trong các tác giả viết tiểu sử chính thức của Đức Phanxicô.

Từ vài ngày nay, đại dịch tấn công dữ dội nước Anh và nước Mỹ, Đức Phanxicô hướng đến các tín hữu kitô trong vùng nói tiếng Anh. Cuộc phỏng vấn với báo The Tablet là cuộc phỏng vấn đầu tiên của Đức Phanxicô với truyền thông Anh.

“Tất cả mọi người đều làm việc, không có người lười ở đây!”

Đức Giáo hoàng nói: “Chúng ta đang sống trong giai đoạn không có gì là chắc chắn. Các khó khăn trải qua là rất quan trọng, đây là dịp cho mỗi chúng ta biến giây phút này thành “giây phút của phát minh và sáng tạo.”

Khi được hỏi ngài và Giáo triều sống như thế nào trong giai đoạn cách ly này, Đức Phanxicô trấn an, ngài nói mỗi người cố gắng tiếp tục làm công việc của mình và sống bình thường, tuân thủ các biện pháp của cơ quan y tế ấn định.

“Người vô gia cư tiếp tục sống không nhà không cửa”

Đức Phanxicô cho biết, các bữa ăn ở Nhà nguyện Thánh Marta được phân phối hai suất  thay vì một như trước vì phải cung cấp cho những người làm việc một mình trong văn phòng hay trong phòng riêng của họ: “Tất cả mọi người đều làm việc, không có người lười ở đây!”

Trong thời gian này Đức Phanxicô dành nhiều thì giờ hơn để cầu nguyện vì ngài cảm thấy ngài có bộ phận: “Tôi nghĩ đến mọi người. Đó là điều tôi lo lắng, mọi người.” Để gần với giáo dân, Đức Phanxicô truyền trực tiếp các thánh lễ buổi sáng tại Nhà nguyện Thánh Marta và tăng cưòng các công việc từ thiện của Cơ quan Từ thiện Giáo hoàng. Ngài lấy làm buồn: “Hôm nay các người vô gia cư vẫn là những người không nhà không cửa.” 

Ra khỏi loại văn hóa phát triển tự do

Đức Phanxicô rất lo lắng cho các hệ quả “bi thảm và đau đớn” của nạn dịch. Ngài phân tích: “Chúng ta nhận ra tất cả các suy nghĩ của chúng ta, dù muốn hay không đều dựa trên kinh tế”, ngài nhấn mạnh, chính vì thế nên đã khuyến khích cho loại “văn hóa vứt bỏ”: “Chúng ta thường đối xử với người nghèo như những con vật được cứu.”

Ngài đau buồn: “Bây giờ hiếm khi chúng ta gặp người bị chứng lang-đơn-đao ngoài đường, bởi vì họ “bị bỏ vào thùng rác” trước khi sinh, đó là hình ảnh ngài minh họa cho loại văn hóa “phát triển tự do.” Và cũng như vậy với “văn hóa trợ tử” đối với người già.

 Các tai ương lớn của thế kỷ 20 đã trở lại

Khi được hỏi về các hệ quả chính trị và môi sinh của cuộc khủng hoảng hiện nay, Đức Phanxicô kêu gọi nên “nhớ lại quá khứ để hoán cải.” Ngài nói: “Chúng ta có ký ức tập thể, các tai ương của thế kỷ 20, nhất là chiến tranh và chủ nghĩa dân túy, các loại này bây giờ đã trở lại.”

“Thật quá dễ dàng để nhớ loại các bài phát biểu của Hitler năm 1933, không khác chi mấy với các bài diễn văn hiện nay của các chính trị gia Âu châu.” 

Các thánh sống bên cạnh

Theo Đức Phanxicô, cuộc khủng hoảng này là dịp loại bỏ “sự giả hình của một số nhân vật chính trị khi họ nói về việc đối diện với cuộc khủng hoảng, đến vấn đề nạn đói trên thế giới, thế nhưng cùng lúc họ lại chế tạo vũ khí.” Ngài nói thêm: “Hoặc chúng ta nhất quán với xác tín của chúng ta, hoặc chúng ta mất tất cả.”

Ngài nói: “Trong lúc này tôi nghĩ đến các thánh sống ở bên cạnh, các thánh sống này là các anh hùng, bác sĩ, nhân viên y tế, thiện nguyện viên, các nam nữ tu sĩ, các người bán hàng. Họ làm nhiệm vụ của mình để xã hội tiếp tục hoạt động dù phải nguy hiểm đến tính mạng.” 

Biến mỗi nhà là một “nhà thờ tại gia”

Giai đoạn này cũng là giai đoạn quan trọng cho Giáo hội, vì theo ngài, chúng ta thường đối diện với các chống đối trong nội bộ: “Chúng ta phải học để sống trong một Giáo hội đã tồn tại trong sự căng thẳng giữa sự hòa hợp và không trật tự, một cách luân phiên và bổ túc, Thần Khí đã tạo sự mất trật tự qua các đặc sủng, nhưng cũng từ sự mất trật từ này Thần Khí tạo nên hòa hợp.”

Đức Phanxicô kêu gọi mỗi nhà là “một nhà thờ  tại gia.” Ngài nói với các gia đình: “Đứng trước tình trạng phong tỏa, chúng ta có thể bị xuống tinh thần, bị tha hóa – nhờ các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể đi ra khỏi thực tế -, hoặc chúng ta thành những người sáng tạo.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Trích nguồn: http://phanxico.vn/

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube