Xưa có nhân vật Tống Giang (một nhân vật trong “Thủy Hử”) được nhiều người yêu mến như một bậc trượng phu quân tử. Một hôm, Tống Giaոg có việc cần phải qua một con sông bằng một chiếc thuyền gỗ. Vừa lên thuyền và chọn một chỗ ngồi, bỗng một người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt đẩy Tống Giang ra, hắn còn quát mắng: “Tránh ra, nhường chỗ của ngươi chо ta”. Tống Giаոg không nói lời nào liền nhẹ nhàng nhường chỗ chо người đó. Khi ra tới giữa sông, bất ngờ một cơn sóng lớn đánh vào khiến chiếc thuyền gần như muốn lật. Người mặt sẹo đang trong tâm trạng bực bội bỗng vung tay lên tát Tống Giаոg một cái khá mạnh.
Đợi thuyền cập bến, сác huynh đệ tới đón Tống Giаոg, thấy trên mặt ông có vết bầm, ai nấy liền hỏi chuyện gì đã xảy ra và muốn báo thù chо ông. Tống Giаոg nhẹ nhàng nói: “Mình dạo này ăn đồ cay ոóng hơi nhiều nên đã bị như vậy”. Người đàn ông mặt sẹo nghe vậy thì cảm thấy xấu hổ, lập tức hắn thành khẩn cúi đầu xin lỗi Tống Giаոg. Lúc này Tống Giаոg vẫn ôn tồn nói: “Không sao, ai cũng có lúc tâm trạng không tốt mà”.
Quý vị và các bạn thân mến,
Người xưa thường nói “dĩ hòa vi quý”. Lấy hòa khí đối xử với người thật là điều đáng trân quý. Người yêu quý sự hòa ái thường là những người có trái tim lương thiện. Ngược lại, những người tính khí nóng nảy thường hay bực bội gây gỗ với người xung quanh. Một gia đình có hòa khí khi mọi người biết tôn trọng và lắng nghe nhau. Một quốc gia giữ được hòa vận khi người lãnh đạo biết xây dựng vun đắp cho ích lợi của công dân. Ngược lại nếu người lãnh đạo chỉ tranh chấp nguồn lợi, sớm muộn gì cũng xảy ra chiến tranh loạn lạc.
Khoa học cho biết, sở dĩ vũ trụ thiên nhiên tồn tại sinh trưởng là do sự kết hợp hài hòa giữa 5 nguyên tố, đó là lửa, nước, đất, gió và không. Trong đó đất chính là nền tảng chứa đựng và nuôi dưỡng vạn vật. Nước biểu hiện của sự mềm mại, linh hoạt nhưng cũng đầy sức mạnh. Lửa chính là động lực, đam mê, nhiệt huyết. Gió biểu hiện của sự vô hình nhưng phóng khoáng, bao dung và dễ dàng lan tỏa. Không là sự trống rỗng, là tất cả nhưng cũng chẳng có gì. Sự tương khắc và tương hỗ của 5 nguyên tố trên làm nên cái đa dạng của vạn vật. Khi trung hòa được 5 yếu tố trong cùng một vật thể, ta sẽ tạo được thế vững chắc, khó bị lay chuyển bởi yếu tố bên ngoài.
Vũ trụ dạy ta bài học lớn, đó là biết nhận ra điểm mạnh điểm yếu của chính mình để trung hòa sửa chữa, để biết cách đối nhân xử thế. Tiếc thay mấy ai học được bài học của sự hòa ái, đó là hòa thuận và yêu thương. Trên các lục địa của phương Tây, tâm trí con người luôn tranh thủ quyền lực khiến niềm tin phôi pha, tình thương bị đào thải. Điều này gây ra hệ lụy đáng buồn đó là cảnh chiến tranh, khủng bố, di tản và trốn chạy. Khi vật chất xô ngã thiện lương, khi quyền lực thống trị kẻ yếu thì cuộc sống chỉ còn lại cảnh hoang tàn chết chóc.
Tin Mừng của Chúa chính là lời giải đáp cho những vấn nạn của thế giới hôm nay. Khi treo mình trên thập giá, Đức Giêsu đã giao hòa nhân loại với Chúa Cha để đem ơn cứu rỗi cho nhân loại. Để thế giới được hòa bình, mỗi tín hữu phải là nhân tố của sự hòa giải. Chúa Giêsu không dung thứ cho bạo lực sự ác, Người hướng chúng ta đến hành động khiêm tốn bao dung, lấy yêu thương thắng hận thù. “Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,39-40.43). Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II luôn ưu tư về vấn đề hòa ái, ngài nói: “Cần giao hòa con người với thiên nhiên, giao hòa con người với đồng loại và với cả chính mình. Xây dựng một cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ về con người nhằm chống lại sự ngờ vực và phi nhân hóa”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường, biết tôn trọng và tha thứ cho nhau, hầu chúng con nên hoàn thiện như chính Chúa. Amen.
Nt. Anh Thư
Trích nguồn: https://vietnamese.rvasia.org