Hòa Giải – Con Đường Truyền Giáo Mới

Dẫn nhập

Trong cuộc sống hiện đại, có thể nói hòa giải diễn ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.  Trong quá trình tìm kiếm sự thỏa mãn cho mỗi nhu cầu đều có khả năng dẫn đến hòa giải.  Quá trình thực thi công việc mục vụ càng không tách khỏi hòa giải.  Để chia nhau một cái bánh mà hai anh em phát sinh tranh cãi.  Lúc đó người cha đề nghị một người trung gian đứng ra hòa giải.  Người hòa giải có thể đưa ra giải pháp khiến cho hai bên đồng ý vì họ cảm thấy làm thế là công bằng.

Vậy thực chất hòa giải là gì, cương lĩnh ra sao và cần đào luyện hòa giải trong môi trường văn hóa Việt Nam như thế nào?

Nhận thức về hòa giải

1. Ý nghĩa

Theo nghĩa từ ngữ tiếng Việt Nam, trước hết: Hòa có nghĩa không ai được ai thua.  Giải có nghĩa là gỡ ra.  Hòa giải có nghĩa làm trung gian để hòa hai phía.[1]  Hoặc theo nghĩa: “Làm cho ổn thỏa tình trạng mâu thuẫn, xích mích giữa hai bên, như  tòa án hòa giải.”[2]

Chúng ta sống bằng hoài niệm (như biến cố, lịch sử, biểu tượng).  Những yếu tố này dẫn tới thái độ, cách ứng xử.  Muốn gỡ ra hay muốn thay đổi ứng xử, chúng ta cần thay đổi hoài niệm đã ảnh hưởng tới cách ứng xử của chúng ta trong nhiều năm.  Khi chúng ta nói về hòa giải chúng ta phải nói về đối thoại.  Nhưng trước hết chúng ta cần nhận thức ý nghĩa về người hòa giải trong mục vụ hòa giải theo chiều kích thần học.

Người Hòa Giải, theo Tân Ước

Là người Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người: “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, đó là một  Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự hiến làm gía cứu chuộc mọi người.”[3]  Là người Bảo Lãnh, giống như  Môisen.[4]  Là Trạng Sư.  Người đại diện ở giữa chuyển cầu như  Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung gian tuyệt hảo của chúng ta với Thiên Chúa.[5]  Là Đấng Can Thiệp, như Jonathan can thiệp cứu David thoát chết khỏi vua Saolê.[6]  Là Đấng Truyền Tin, như sứ thần Gabriel.[7]

Người Hoà Giải, theo Cựu Ước

Là Người Trung Gian chuyển ơn phúc cho toàn dân, như Abraham.[8]  Là Đấng Chuyển Cầu cho dân, như Môisen.[9]

2. Tầm quan trọng của hòa giải

Qua những ý nghĩa về vai trò Trung Gian Hòa Giải trên đây, chúng ta nhận ra mục đích của vai trò người Hòa Giải là đem đến Ơn Cứu Độ.  Có nghĩa là thay đổi.  Chuyển đổi từ thù đến bạn; từ tội lỗi đến thánh thiện; từ sự chết tới sự sống.  Hòa giải sự tương quan giữa Thiên Chúa và con người.

Như thế, sự Hòa Giải là việc Thiên Chúa làm, qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.  Tội lỗi làm chúng ta xa lìa Thiên Chúa.  Người đã mời gọi chúng ta hòa giải với Người: “Thiên Chúa đã Hòa Giải chúng ta với Ngài qua Chúa Kitô,” và “Mục Vụ Hòa Giải cốt ở điều này là Thiên Chúa trong Chúa Kitô hòa giải thế gian với Người.  Hầu chúng ta có thể trở nên công chính, thánh thiện của Thiên chúa trong Người.”[10]

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
Trích nguồn: https://mucvugiaodan.org


[1]
Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Tp. HCM, 1998.

[2]Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Hà Nội, 1998.

[3] 1Tm 2:5.

[4] Ga 3:19,20.

[5] Heb. 7:11-18; Rom 8:33f.

[6] 1S 19:1-7.

[7] Lc 1:5-38.

[8] Gn 12:3.

[9] Ex 32:11-12:31-34.

[10] 2Cor. 5:18-20.

Thích, theo dõi và chia sẻ!


Các tin mới cập nhật:

Lời hay ý đẹp

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP

523A  Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, Tp HCM
ĐT: 028 38941492
Email : vanphongnhamemtggv@gmail.com
Web: https://hdmenthanhgiagovap.info

RSS
YouTube
YouTube